Đang xử lý.....

CÁP MẠNG ROSENBERGER 

nhaplieu

I. Khái quát về cáp mạng
a. Cáp mạng là gì 
Cáp mạng là phần cứng mạng được sử dụng để kết nối một thiết bị mạng này với các thiết bị mạng khác, ví dụ, kết nối hai hoặc nhiều máy tính để chia sẻ máy in và máy scan; kết nối nhiều máy chủ với một bộ chuyển mạch Access Switch.
Cáp mạng bao gồm: cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang, đường dây điện,… Trong đó cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang là những loại phổ biến nhất hiện nay.
Cáp xoắn đôi là một loại dây dẫn trong đó hai dây dẫn (thường là đồng) của một mạch đơn được xoắn lại với nhau. Tại sao các cặp xoắn lại với nhau? Bởi vì hai dây dẫn mang tín hiệu tương đương nhưng ngược chiều nhau, một cặp có thể gây ra nhiễu xuyên âm tới các cặp khác và hiệu ứng trở nên mạnh mẽ hơn dọc theo chiều dài của cáp. Điều này không hề có lợi đối với việc truyền tín hiệu. Việc xoắn các cặp giảm nhiễu xuyên âm giữa các dây. Cáp xoắn đôi thường được sử dụng trong các mạng dữ liệu cho các kết nối ngắn và trung bình, vì chi phí thấp hơn so với cáp quang và cáp đồng trục.

Hình 1 Cáp xoắn đôi
Hình 1 Cáp xoắn đôi

 

Cáp quang chứa các sợi quang làm bằng thủy tinh hoặc nhựa để truyền ánh sáng. So với cáp điện thường truyền qua lõi đồng dễ bị hạn chế ở khoảng cách xa thì  cáp quang cung cấp băng thông và độ tin cậy cao hơn. Cáp quang cũng có xu hướng nhẹ hơn cáp đồng nhưng nhìn chung đắt hơn. Do đó, chúng thường được sử dụng trong các ứng dụng mà băng thông và khoảng cách yêu cầu vượt qua giới hạn của cáp đồng.

 

Hình 2 Cáp quang
Hình 2 Cáp quang

 


Cáp đồng trục là một loại cáp có dây dẫn bên trong được bao quanh bởi lớp cách điện hình ống, và ngoài cùng là một vỏ chống nhiễu hình ống. Các dây dẫn bên trong và tấm chắn dẫn bên ngoài có cùng trục với nhau. Nhiều cáp đồng trục có lớp vỏ ngoài hoặc vỏ bọc cách nhiệt.
Cáp đồng trục được sử dụng làm đường truyền cho tín hiệu tần số vô tuyến (RF). Ứng dụng của nó bao gồm các đường dẫn kết nối máy phát vô tuyến và các receiver (bộ thu) có ăng-ten, kết nối mạng máy tính, âm thanh kỹ thuật số và phân phối tín hiệu truyền hình cáp. Cáp đồng trục có lợi thế rõ ràng so với các loại cáp khác. Trong một cáp đồng trục loại tốt, trường điện từ mang tín hiệu chỉ tồn tại trong không gian giữa ruột dẫn bên trong và tấm chắn dẫn bên ngoài. Vì lý do này, cáp đồng trục được phép lắp đặt bên cạnh các vật bằng kim loại mà không xảy ra hiện tượng hao hụt công suất như ở các loại cáp truyền tín hiệu vô tuyến khác.

 

Hình 3 : Cáp đồng trục
Hình 3 : Cáp đồng trục

 

 

b. Cáp STP (Shielded Twisted Pair) và cáp UTP (Unshielded Twisted Pair)
Cáp xoắn đôi ngoài lớp vỏ nhựa bọc bên ngoài để bảo vệ các cặp dây thì  cáp xoắn đôi còn được che chắn thêm bởi vỏ chống nhiễu được gọi là cáp xoắn được bảo vệ (STP). Ngược lại với STP, cặp xoắn đôi không được che chắn bởi vỏ chống nhiễu (UTP) sẽ để trần, không được bảo vệ.
Cáp STP cũng được chia thành loại có vỏ chống nhiễu chung và vỏ chống nhiễu riêng. Cáp STP với vỏ chống nhiễu riêng có lá nhôm cho mỗi cặp xoắn hoặc hai cặp xoắn một. Loại vỏ chống nhiễu này bảo vệ cáp khỏi hiện tượng nhiễu điện từ bên ngoài (EMI) vào hoặc ra khỏi cáp.
Một cáp STP có thể có cả vỏ chống nhiễu riêng và chung.

Hình 4 Cáp UTP và STP
Hình 4 Cáp UTP và STP

c. Phân loại cáp xoắn đôi 
Có rất nhiều loại cáp mạng. Loại cáp được chọn cho mạng có liên quan đến cấu trúc liên kết, giao thức và kích thước của mạng. Hiểu được đặc điểm của các loại cáp khác nhau và cách chúng liên quan đến các khía cạnh khác của mạng là điều cần thiết để phát triển một mạng thành công.

Tên

Cấu trúc điển hình

Băng thông

Ứng dụng

Cat 3

UTP

16 Mhz

Cáp Ethernet 10BASE-T và 100BASE-T4

Cat 4

UTP

20 Mhz

Token Ring 16Mbit/s

Cat 5

UTP

100 Mhz

Cáp Ethernet 100Base-TX & 1000Base-T

Cat 5e

UTP

100 Mhz

Cáp Ethernet 100Base-TX & 1000Base-T

Cat 6

STP

250 Mhz

Cáp Ethernet 10GBase-T

Cat 6a

STP

500 Mhz

Cáp Ethernet 10GBase-T

Cat 7

STP

600 Mhz

Cáp Ethernet 10GBase-T

Cat 8

STP

2000 Mhz

Cáp Ethernet  20G/40G

 

Cáp Category 3  thường được gọi là Cat 3, là cáp xoắn đôi không có vỏ chống nhiễu (unshielded twisted pair - UTP) được thiết kế để truyền dữ liệu đáng tin cậy lên đến 10 Mbit/giây, với băng thông có thể lên tới 16 MHz. Nó là một phần của các tiêu chuẩn cáp đồng được xác định bởi Liên minh Công nghiệp Điện tử và Hiệp hội Công nghiệp Viễn thông. Cat 3 là định dạng cáp phổ biến vào đầu những năm 1990, nhưng từ đó, nó gần như hoàn toàn được thay thế bằng tiêu chuẩn Cat 5 tương tự, nhưng mang lại tốc độ cao hơn.

Cáp Category 5 thường được gọi là Cat5 là cáp xoắn đôi không có vỏ bọc được sử dụng trong các tiêu chuẩn ANSI / EIA / TIA-568A và ISO Category 5/Class D để chạy CDDI (CDDI là mạng FDDI dựa trên dây đồng xoắn đôi) và Fast Ethernet. Tần số truyền là 100MHz, Tốc độ truyền lên đến 100Mb/s.
Cáp Category 5e thường được gọi là Cat5e là cáp xoắn đôi không có vỏ bọc được sử dụng để chạy Fast Ethernet theo tiêu chuẩn SNSI/EIA/TIA-568B và ISO Class 5. Tần số truyền là 100MHz và tốc độ truyền có thể đạt 100Mb/s. So với cáp Category 5, Category 5e có những cải tiến lớn hơn trong bốn chỉ số chính về nhiễu xuyên âm gần cuối, tổng hợp nhiễu xuyên âm, suy hao và tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu.
Cáp Category 6 thường được gọi là Cat6 được quy định trong tiêu chuẩn ANSI/EIA/TIA-568B.2 và ISO Category6/Class E. Nó chủ yếu được sử dụng trong Fast Ethernet và Gigabit Ethernet. Bởi vì tần số truyền của nó có thể đạt 200-250MHz, tốc độ có thể đạt 1000Mb /s ở khoảng cách 100m và 10G ở khoảng cách dưới 50m.
Cáp Category 6a thường được gọi là Cat6a là phiên bản cải tiến của Cat6. Nó chủ yếu được sử dụng trong mạng Gigabit. Nó tương tự như Cat6 về tần số truyền 200-250Mhz,  nhưng nó có sự cải thiện lớn về tỷ lệ xuyên âm, suy hao và tín hiệu trên nhiễu, nên tốc độ cũng được cải thiện hơn ở khoảng cách xa hơn, cụ thể là 10G trong khoảng cách 100m.
Cáp Category 7 được gọi là  Cat 7 được sử dụng để kết nối cơ sở hạ tầng của Gigabit Ethernet. Sản phẩm cung cấp băng tần 600 MHz, hỗ trợ giao tiếp ethernet tốc độ cao lên tới 10G trong khoảng cách 100m và cũng tương thích ngược với các loại Cat6, Cat5 và Cat5e. 
Cáp Category 8 hay còn được gọi là Cat 8  đây là tiêu chuẩn cáp đồng xoắn đôi thế hệ tiếp theo được chỉ định bởi ANSI/TIA-568-C.2-1 vào năm 2016, là loại cáp ethernet khác biệt hoàn toàn so với các loại cáp trước đó. Sản phẩm hỗ trợ tần số lên tới 2GHz (2000 MHz), cho phép băng thông cao hơn rất nhiều. Cáp Cat8 cho phép khoảng cách truyền dữ liệu lên đến 30m với tốc độ yêu cầu 25GBASE-T và 40GBASE-T. Và loại đầu nối của có thể là Class I (RJ45) hoặc Class II (Non-RJ45). Cáp mạng Cat8 hoàn toàn tương thích ngược với tất cả các thiết bị và hệ thống cáp RJ45 trước đó. Được thiết kế để hỗ trợ các ứng dụng 25GBASE-T và 40GBASE-T, phù hợp cho các mạng LAN doanh nghiệp nhỏ hoặc trung bình, đặc biệt cho các kết nối chuyển đổi từ trung tâm đến máy chủ.
d.    Phân biệt các loại nhựa làm vỏ bọc cáp xoắn đôi

 

Hình 5 : Mô tả vị trí lắp đặt các loại cáp
Hình 5 : Mô tả vị trí lắp đặt các loại cáp

 

 

Vỏ cáp mã PE là viết tắt của Polyethylenec. Đây là loại cáp vỏ bọc nhựa thông thường có đặc tính cách điện, các phần tử Poliyethylenec dễ bị bẻ gãy khi gặp nhiệt độ trên 70C, vì vậy  cáp PE hạn chế sử dụng trong môi trường có nhiệt độ cao.
Vỏ cáp mã PVC là viết tắt của Polyvinyl clorua, Đây là loại vỏ cáp có khả năng cách nhiệt, giá rẻ, độ bền cao, chúng có khả năng chống nước và chậm cháy ở mức độ nhất định nên được sử dụng phổ biến, tuy nhiên hạn chế lớn nhất là có chất Clo trong PVC (một halogen) khi cháy sẽ sinh ra khói độc, gây nguy hiểm cho sức khỏe ở các không gian kín (như đường hầm).
Vỏ cáp mã CM  là viết tắt của Communications Multipurpose. Đây là một tiêu chuẩn chống cháy của  cáp được định nghĩa trong Điều 800 của NEC. Cáp CM phù hợp cho việc lắp đặt cáp Ethernet trên tường và thích hợp để lắp đặt bên trong nhà ở hoặc tòa nhà thương mại một tầng mục tiêu là ngăn lửa di chuyển dọc theo cáp từ một phần của tòa nhà sang một tòa nhà khác. Cáp Ethernet được gắn nhãn “Loại CM” phải vượt qua bài kiểm tra tính dễ cháy được tiêu chuẩn hóa trước khi cáp được đưa vào sử dụng.
Vỏ cáp mã CMR là viết tắt của Communications Multipurpose Cable, Riser. Cáp CMR được thiết kế để ngăn chặn các đám cháy lan rộng giữa các tầng thông qua các ống đứng hoặc trục dọc của tòa nhà. Các yêu cầu về khả năng chống cháy đối với CMR chặt chẽ hơn nhiều so với CM, điều đó có nghĩa là cáp CMR có thể được sử dụng thay thế trong bất kỳ khu vực nào cần cáp CM.
Vỏ cáp mã CMP là viết tắt của Communications Multipurpose Cable, Plenum.Cáp CMR được thiết kế bằng các vật liệu có khả năng tự dập tắt dễ dàng, mục tiêu hạn chế ngọn lửa lan truyền không quá 5 feet và lượng khói phát ra trong đám cháy. Vì không khí được lưu thông qua các tòa nhà bởi hệ thống thông khí, thế nên  các dây cáp được lắp đặt ở những khu vực này cần phải hạn chế sinh ra khói độc nếu bị cháy. Cáp CMP phù hợp để lắp đặt vào không gian thông gió.
Vỏ cáp mã CMX là viết tắt của Communications, Outdoor/Residential. Cáp CMX được làm bằng LLDPE đặc tính chống tia cực tím và thời tiết. Chúng có khả năng chống được ánh nắng, gió, mưa và sự thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt, tuy nhiên chúng cũng không dễ bắt lửa. Cáp CMX được thiết kế để triển khai ngoài trời hoặc chôn dưới đất. Chúng thường được thi công ở bên ngoài khu dân cư vì có độ bền vả khả năng chống va đập cao hơn so với các loại khác như CM, CMR, CMP.
Vỏ cáp mã LSZH là viết tắt của Low smoke zero halogen. Cáp LSZH được làm bằng vật liệu có khả năng chống cháy không sản sinh ra halogen và ít khói, thông thường các loại cáp chống cháy thường được thêm halogen để hạn chế ngọn lửa nhưng mặt trái của nó là chất này lại gây ra các loại khí độc có khả năng gây ung thư, thế nên cáp LSZH được ra đời.

II. Về Hãng Rosenberger 
Được thành lập tại Đức vào năm 1958, công ty TNHH Resenberger Hochfrequenztechnik được đánh giá là một trong số các nhà sản xuất hàng đầu thế giới về giải pháp kết nối tốc độ cao. Resenberger có hơn 11.300 nhân viên làm việc tại các trụ sở công ty, 19 nhà máy sản xuất và văn phòng bán hàng ở Châu Âu, Châu Á cũng như Bắc và Nam Mỹ, với doanh thu năm 2019 đạt trên 1,2 tỷ Euro.

Đáp ứng nhu cầu ngày cáng lớn của thị trường toàn cầu, năm 1997, Rosenberger quyết định thành lập công ty Rosenberger Asia Pacific Electronic (Rosenberger Châu Á Thái Bình Dương) tại Trung Quốc, cung cấp các sản phẩm và giải pháp cho các lĩnh vực Viễn Thông, Điện tử ô tô, Công nghệ thông tin, Thử nghiệm và Đo lường, Hàng không, Y tế và Công nghiệp.

Hiện tại, công ty có 9 nhà máy sản xuất bao gồm cả phòng nhiên cứu và phát triển thị trường (R&D) đặt tại Bác Kinh, ở Úc cũng như New Jersey ở Hoa Kỳ. Với mạng lưới kinh doanh trải khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương, công ty đều đặn thu về hơn 500 triệu đô mỗi năm.

Với sự tăng trưởng nhanh chóng, Rosenberger Châu Á Thái Bình Dương liên tục đầu tu vào các nền tảng phần cứng, phần mềm và mô phỏng mới nhất, cho phép  các kỹ sư giàu kinh nghiệm tạo ra những sản phẩm cải tiển.
Rosenberger tự hào sở hữu một hệ thống đạt các tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001, tiêu chuẩn môi trường ISO 14001 và chứng nhận hệ thống công nghiệp ô tô IATF16949. Các trung tâm lắp rám và thử nghiệm của Rosenberger không chỉ được trang bị máy móc tiên tiến mà còn được vận hành bởi một nhóm hơn 400 kỹ sư R&D tài năng, nhờ vậy, các sản phẩm đầu ra luôn được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, cung cấp cho khách hàng một sự đảm bảo chắc chắn về tất cả sản phẩm.

Hình 6a : Các sản phẩm phụ kiện mạng của Rosenberger
Hình 6a : Các sản phẩm phụ kiện mạng của Rosenberger


 

Hình 6b : Các sản phẩm phụ kiện mạng của Rosenberger
Hình 6b : Các sản phẩm phụ kiện mạng của Rosenberger